Bến Tre ký sự
Nếu có thể thực hiện việc truyền năng lượng không dây laser (LWPT), Trung Quốc có thể giải quyết một trong những thách thức lớn của kế hoạch thám hiểm mặt trăng, theo SpaceNews hôm 21.1. Đó là cung cấp năng lượng cho phi thuyền trên mặt trăng.Trên lý thuyết, LWPT sử dụng các chùm tia laser truyền năng lượng không dây từ những vệ tinh trên quỹ đạo đến các trạm tiếp nhận trên bề mặt, chuyển ánh sáng thành điện năng.Các nhà nghiên cứu đề xuất phát triển những công nghệ then chốt của LWPT, kế đến là thử nghiệm trên quỹ đạo.Mặt trăng hiện bị khóa một mặt với trái đất, dẫn đến điều kiện môi trường khắc nghiệt trong thời gian 2 tuần đêm tối luân phiên với ban ngày của thiên thể này.Trong khi điện mặt trời có thể cung cấp năng lượng cho phi thuyền trong 2 tuần ban ngày, 2 tuần đêm tối kế tiếp thực sự là thách thức.Phi thuyền cần năng lượng để sưởi và điện năng để vượt qua 2 tuần đêm tối và nhiệt độ xuống thấp đến -200 độ C.Bên cạnh cung cấp điện năng trong giai đoạn đêm tối, LWPT còn hỗ trợ hoạt động của phi thuyền bên trong những hõm chảo bị che tối vĩnh cửu, theo báo cáo đăng trên Journal of Deep Space Exploration (JDSE).Tuy nhiên, công nghệ LWPT đối mặt những thách thức như mức độ hiệu quả, phạm vi truyền dẫn."Cần nhanh chóng tập trung phát triển công nghệ laser năng lượng cao trên không gian và những hệ thống đường truyền laser độ chính xác cao, cũng như công nghệ xác thực trên quỹ đạo", theo báo cáo.Báo cáo được chuẩn bị bởi các tác giả đến từ Viện Hàn lâm Công nghệ Không gian Trung Quốc (CAST) và Viện Nghiên cứu Công nghệ Điện tử Hàng không Vũ trụ Sơn Đông.Ra mắt Trung đoàn dự bị chiến đấu Trường đại học Cảnh sát nhân dân
Chia sẻ tại đại hội, lãnh đạo ngân hàng cho biết, để đạt được mục tiêu này, LPBank sẽ tiếp tục phát huy và hoàn thiện mô hình tổ chức mới, đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản trị rủi ro; đẩy mạnh hoạt động tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng, song song với định hướng chiến lược gắn với phát triển bền vững.
'Đu' show Taylor Swift ăn bánh mì nướng trứ danh của Singapore
Sau khi bài viết "Lại khổ vì karaoke ngày tết, hàng xóm hơn thua nhau ở… cái loa thùng" được đăng tải, khá nhiều "nạn nhân" của thực trạng hát karaoke gây ồn ào tiếp tục chia sẻ những nỗi niềm, mà nói đúng hơn đó là sự bực tức họ phải chịu đựng suốt mùa tết.Một anh chàng quê ở TP.Đà Nẵng, làm rể tại một miền quê thuộc tỉnh ven biển vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, kể trong sự bất ngờ: "Thật lạ lùng khi nhà hàng xóm có thể hát karaoke thâu đêm suốt sáng. Giống như kiểu họ không thể sống mà thiếu karaoke vậy. 23 giờ, 24 giờ vẫn hát "rân trời". Không thể hiểu nổi".Có người ở một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng, ta thán: "Nhà hàng xóm chỉ có một người nhưng hát karaoke liên tục. Nếu như trong liveshow, một ca sĩ hát hết cỡ thì cũng chỉ khoảng 30 bài. Nhưng mà một ngày, người này có thể hát vài chục ca khúc. Dường như bài gì, nhạc nào cũng "cân" được (ý là hát được – PV). Họ hát karaoke thoải mái mà không hề nghĩ đến cảm giác của những gia đình kế bên. Họ vô tư thể hiện "tài năng âm nhạc" mà không biết là đang làm phiền, ảnh hưởng đến người khác".Câu chuyện "hàng xóm hơn thua nhau ở… cái loa thùng" cũng nhận được sự đồng tình của bạn đọc. Có người kể chuyện ở xóm tại một miền quê thuộc tỉnh ven biển vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Một người vừa mua dàn karaoke 7,2 triệu đồng. Hàng xóm thấy vậy, không để nhà mình thua nhà người ta, lập tức lên siêu thị điện máy "quất" hệ thống tốt hơn, âm thanh đỉnh cao hơn, và quan trọng là phát ra tiếng to hơn với giá gần 20 triệu đồng. Chưa kết, vì không thể chấp nhận hai dàn loa của hai gia đình bên cạnh "dội" vào nhà, một gia đình khác ở gần đó, bán hẳn cặp bò giá 36 triệu đồng để "tậu" luôn dàn karaoke mới vào ngày 24 tháng Chạp…Sự "chịu chơi" của ba gia đình vừa kể khiến người dân trong xóm "lãnh đủ", họ bị karaoke "tra tấn"… nguyên cái tết. "Họ hàng đến chúc tết mà nghe câu được câu mất, vì bị tiếng karaoke làm ồn", "Hôm mùng 4 cúng tạ, nhưng chẳng thể tập trung để cúng vì bên này, bên kia, bên nọ hát um sùm ở âm thanh to nhất"… là những phản ánh của người dân.Có người còn ví von: "Mỗi lần nhạc mở lên, âm thanh đùng đùng, nhà tôi cách nhà họ cả 20 – 30 mét mà hệ thống tôn trên mái nhà như… lắc lư theo. Đất trời như ngả nghiêng điên đảo".Lời kể này giống bình luận của bạn đọc Thảo trên Báo Thanh Niên: "Nhà cách đám giỗ 100 mét mà loa karaoke đập phình phình làm rung cả nền nhà".Tài khoản Thảo cũng chia sẻ mong muốn: "Ước gì có một quy định như Nghị định 168 (tức Nghị định 168/2024/NĐ-CP do Chính phủ ban hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ - PV) thì đỡ cho hàng xóm biết mấy".Tài khoản tên Bạn đọc mới cho rằng: "Giá mà phạt hát karaoke cũng nặng như giao thông thì chắc là dẹp được. Vụ này nên có cái Nghị định cỡ 168 mới trị được. Để kéo dài e sẽ loạn".Tài khoản ngocquynh1959@gmail.com thì nói: "Ước muốn cháy lòng là vấn nạn "karaoke tra tấn" cũng có cái Nghị định 168".Cùng quan điểm, tài khoản nguyenminh200782, kiến nghị: "Phải phạt thật nặng như Nghị định 168 mới đủ sức răn đe".Bên cạnh đó, nhiều bạn đọc cũng chia sẻ nhiều cách để có thể dẹp bỏ vấn nạn karaoke hoành hành. Theo bạn đọc thanh vu le thì "đây là một vấn nạn từ lâu, đến nay vẫn tồn tại vì sự thiếu ý thức của người sử dụng và cách xử lý không quyết liệt của các cơ quan chức năng".Bạn đọc bbb Aaa nói: "Muốn chấm dứt nạn khủng bố karaoke dễ ợt. Cứ phạt từ 10 - 20 triệu là xong".Bạn đọc Q.V viết: "Phạt nặng nhằm hướng người dân đến ý thức về pháp luật tốt hơn. Đã có Nghị định 168 xử phạt rất nặng đến hàng chục triệu đồng về vi phạm giao thông, nhưng tại sao lại không có nghị định chế tài thật nặng đối với vấn nạn karaoke? Trong khi hậu quả do karaoke gây ra là rất lớn. Nếu xử phạt nạn karaoke với mức phạt giống như mức phạt giao thông đến hàng chục triệu thử xem còn nhà nào dám mở loa karaoke phá làng phá xóm nữa không?".Bạn đọc yourself120813@gmail.com đề xuất: "Vi phạm tiếng ồn thì đề nghị phạt thật nặng, tịch thu dàn karaoke". Bạn đọc Nguyen Viet Nam mong mỏi: "Phải có biện pháp chế tài thật mạnh".Bạn đọc Tran Ha cho rằng: "Nên phạt 20 triệu đồng, tịch thu phương tiện. Đảm bảo 90% người dân đồng ý".
Ngày 9.1, Viện Vật lý Địa cầu ghi nhận 5 trận động đất xảy ra trong đêm tại H.Kon Plông (Kon Tum).Theo đó, trận động đất đầu tiên diễn ra lúc 1 giờ 39 ngày 9.1, mạnh 3,4 độ Richter tại vị trí có tọa độ 14,965 độ vĩ bắc, 108,198 độ kinh đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,2 km.Khoảng 15 phút sau, trận động đất thứ 2 xuất hiện mạnh 4,2 độ Richter tại vị trí có tọa độ 14,955 độ vĩ bắc, 108,180 độ kinh đông. Tiếp theo là 3 trận động đất cách nhau khoảng vài phút với độ lớn từ 2,7 - 3,4 độ Richter. Tất cả các trận động đất đều có mức độ rủi ro cấp 0.Thời gian qua, trên địa bàn H.Kon Plông liên tục xảy các trận động đất với cường độ, tần suất tăng dần. Đặc biệt, trong ngày 28.7.2024, tại địa phương này xuất hiện trận động đất 5,1 độ Richter. Đây là trận động đất mạnh nhất từ trước đến nay tại Kon Tum. Động đất liên tục xảy ra và gia tăng về cường độ khiến người dân trên địa bàn khá hoang mang, lo lắng.Theo các chuyên gia, động đất tại Kon Tum là động đất kích thích do do hoạt động tích, xả nước của các hồ chứa thủy điện.Đến nay, tỉnh Kon Tum có 8 trạm quan trắc động đất được lắp đặt tại các khu vực của thủy điện Thượng Kon Tum và thủy điện Đăk Đrinh (H.Kon Plông).
Top 4 thí sinh The Face Vietnam 2023 diện gì ‘đọ trình’ trong đêm chung kết
Bộ Tư pháp đang thẩm định hồ sơ dự án luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Dự thảo này do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo.Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ cho hay, dự thảo luật được thiết kế theo hướng kiên quyết xóa bỏ các tổ chức trung gian, đồng thời phát huy những kết quả tích cực đã đạt được của việc tổ chức chính quyền đô thị tại các thành phố trong thời gian qua.Cụ thể, tại thành phố trực thuộc T.Ư, thành phố thuộc thành phố trực thuộc T.Ư, thị xã, thị trấn tổ chức cấp chính quyền địa phương đầy đủ gồm có HĐND và UBND.Trong khi đó, tại quận, thành phố thuộc tỉnh; phường thuộc quận; phường, xã thuộc thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư không tổ chức HĐND mà chỉ tổ chức UBND.UBND tại nơi không tổ chức HĐND là cơ quan hành chính trực thuộc UBND cấp trên, hoạt động theo cơ chế thủ trưởng hành chính. Chủ tịch, các phó chủ tịch UBND do chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp bổ nhiệm.Tại tỉnh, huyện, xã, thị trấn (trừ xã thuộc thành phố thuộc tỉnh và xã thuộc thành phố thuộc thành phố trực thuộc T.Ư) tổ chức cấp chính quyền địa phương đầy đủ gồm có HĐND và UBND.Đối với đơn vị hành chính ở hải đảo, các huyện đảo không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trừ trường hợp đối với các huyện đảo có quy mô lớn, có yếu tố đặc thù về quốc phòng an ninh thì việc tổ chức đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện đảo do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.Đối với đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, tổ chức chính quyền địa phương do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.Vẫn theo dự thảo, để bảo đảm tinh gọn tổ chức bộ máy và tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ đề xuất quy định nguyên tắc xác định số lượng đại biểu HĐND trên cơ sở quy mô dân số, đặc điểm vùng miền và điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa bànĐồng thời giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định số lượng đại biểu HĐND, khung số lượng đại biểu chuyên trách của HĐND, khung số lượng các ban của HĐND các cấp.Căn cứ khung số lượng theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, HĐND quyết định thành lập các ban và quyết định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND bảo đảm phù hợp với thực tiễn của địa phương.Dự thảo phân biệt cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc và hoạt động của UBND tại nơi có tổ chức HĐND và UBND tại nơi không tổ chức HĐND.Trong đó, UBND tại nơi có tổ chức HĐND sẽ có các chức danh chủ tịch, các phó chủ tịch và một số ủy viên UBND. Chính phủ quy định khung số lượng phó chủ tịch, ủy viên UBND; khung số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và giao thẩm quyền cho HĐND các cấp quyết định số lượng phó chủ tịch UBND; số lượng, cơ cấu thành viên UBND; số lượng, tên gọi cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.UBND hoạt động theo chế độ tập thể UBND kết hợp với trách nhiệm cá nhân của chủ tịch UBND và từng thành viên UBND. Quy định theo hướng mở rộng thẩm quyền riêng của chủ tịch UBND…Đối với UBND tại nơi không tổ chức HĐND sẽ có cơ cấu tổ chức gồm chủ tịch, các phó chủ tịch UBND (không có chức danh ủy viên UBND). UBND làm việc theo chế độ thủ trưởng; chủ tịch UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND theo quy định của pháp luật.